Những điều tuyệt đối không được làm nếu bị sùi mào gà khi mang thai

  Sùi mào gà là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Nhiều người bị nhiễm HPV mà không hề biết mình mắc bệnh. Đặc biệt bệnh rất dễ lây lan ngay cả khi người mắc bệnh không triệu chứng.

  Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục là những mụn thịt mềm, mọc ở vùng sinh dục, trên cổ tử cung hoặc trong âm đạo. Mụn cóc có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám và giống như những miếng súp lơ nhỏ. Những mụn cóc này do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Sùi mào gà khi mang thai thường không được coi là gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thai phụ và thai nhi.

1. Sùi mào gà ảnh hưởng như thế nào đến việc chăm sóc thai kỳ?

  Trong thời kỳ mang thai, mụn cóc sinh dục xuất hiện khá phổ biến. Điều này chủ yếu là do một chủng virus HPV không hoạt động đang phát triển do hệ thống miễn dịch suy yếu và sự mất cân bằng trong nội tiết tố của cơ thể.

  Điều quan trọng là phải được chẩn đoán sớm khi bạn nhìn thấy những mụn cóc này để các bác sĩ có thể đánh giá loại virus HPV mà thai phụ mắc phải và nếu cần được điều trị hoặc nếu nó gây ra bất kỳ nguy cơ nào cho thai phụ và thai nhi.

  Nếu phụ nữ có bất kỳ tiền sử nào về HPV, nên nói chuyện với bác sĩ sản khoa trước khi sinh. Nên cho bác sĩ biết trước đây bản thân đã từng bị mụn cóc sinh dục hay xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung bất thường.

  Mặc dù HPV bình thường không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi, nhưng bác sĩ sẽ muốn kiểm tra bất kỳ bất thường nào trong quá trình mang thai. Bởi vì có rất nhiều tế bào đang phát triển và nhân lên trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ muốn theo dõi bất kỳ sự phát triển bất thường hoặc những thay đổi khác. Ngoài ra, một số phụ nữ phát triển mụn cóc sinh dục lớn hơn bình thường khi họ đang mang thai.

  Nếu không biết liệu có bị nhiễm HPV hay không, bác sĩ sẽ đánh giá về loại virus trong quá trình chăm sóc trước khi sinh.

2. Có biến chứng nào có thể xảy ra của bệnh sùi mào gà khi mang thai không?

Những điều tuyệt đối không được làm nếu bị sùi mào gà khi mang thai

  Hình ảnh mô phỏng virus HPV gây bệnh sùi mào gà.

  Thông thường, mụn cóc sinh dục sẽ không ảnh hưởng đến việc mang thai. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể phát sinh các biến chứng.

  Nếu bị nhiễm mụn cóc sinh dục trong thời kỳ mang thai, mụn cóc có thể phát triển lớn hơn bình thường. Đối với một số phụ nữ, điều này có thể làm cho việc đi tiểu trở nên đau đớn. Mụn cóc lớn cũng có thể gây chảy máu khi sinh. Đôi khi, mụn cóc mọc trên thành âm đạo có thể khiến âm đạo của bạn khó co giãn đủ trong quá trình sinh nở. Trong những trường hợp này, có thể bác sĩ đề nghị cho thai phụ sinh mổ.

  Rất hiếm khi, mụn cóc sinh dục có thể được truyền sang con. Trong những trường hợp này, trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển mụn cóc trong miệng hoặc cổ họng vài tuần sau khi sinh.

  Các chủng HPV gây ra mụn cóc sinh dục không làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc các vấn đề trong quá trình sinh nở.

3. Phòng ngừa bệnh sùi mào gà

  Việc truyền mụn cóc sinh dục và HPV có thể được giảm thiểu bằng cách kiêng hoạt động tình dục, hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

  Trước khi quan hệ tình dục, có thể kiểm tra đối tác về sức khỏe sinh sản hoặc có các cuộc thảo luận thẳng thắn.

  Tại Việt Nam, vaccine phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa.

  Phụ nữ nên tiêm vaccine phòng HPV để phòng bệnh sùi mào gà và các bệnh như ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục do Human Papillomavirus (HPV) gây ra.

4. Lời khuyên của bác sĩ

  Khi phụ nữ mang thai biết hoặc phát hiện ra mình bị mụn cóc sinh dục hoặc virus gây bệnh (HPV) thường rất lo lắng. Tuy nhiên, hãy biết rằng nhiều phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng này và đại đa số đều sinh con khỏe mạnh một cách an toàn.

  Nếu thai phụ bị mụn cóc sinh dục hoặc bất kỳ chủng virus HPV nào và vẫn lo lắng về những ảnh hưởng có thể có đối với việc mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ để được biết về bất kỳ rủi ro cụ thể nào mà thai phụ có thể gặp phải và cách điều trị nào có thể tốt nhất.

  Nếu mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai, tuyệt đối không được tự điều trị trong bất kỳ trường hợp nào và không làm những điều sau:

  - Không thử chọc vào những mụn cóc.

  - Không sử dụng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định cụ thể. Không sử dụng thuốc mua tự do mà không có sự cho phép của bác sĩ để điều trị.

  - Không sử dụng các loại kem bôi có chứa steroid.

  - Không dùng nước đá để loại bỏ những mụn cóc này.

  - Không cố gắng cắt bỏ hoặc lột da những mụn cóc.

  - Không sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào chưa được thử nghiệm và không có hồ sơ chứng minh về độ an toàn của cơ quan quản lý trong lĩnh vực y tế.

Nguồn: Báo sức khỏe đời sống

Thông Tin Phòng Khám Đa Khoa Âu Á

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ÂU Á

Địa chỉ: 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 38 77 99 66

Thời gian làm việc: 8:00 - 20:00 mọi ngày, kể cả ngày lễ

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

028 3877 9966 Hotline
028 3877 9966